Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất chốt định vị khuôn mà bạn cần biết

5/5 - (5 bình chọn)

Chốt định vị khuôn là chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc định vị  hai hay nhiều chi tiết trước khi lắp vào đai ốc hoặc bu lông. Với bộ phần này, nó được ứng dụng phổ biến trong tất cả các loại khuôn. Việc sử dụng chốt định vị có tỉ lệ dung sai nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng của bộ sản phẩm trong suốt quá trình gia công. Vậy, quy trình sản xuất chốt định vị khuôn nhựa bao gồm những công đoạn nào? Vật liệu tốt nhất có thể được sử dụng cho bộ sản phẩm này gì? Bài viết dưới đây của PAVICO sẽ giúp bạn có thể trả lời chính xác các câu hỏi này.

Chốt định vị khuôn
Chốt định vị khuôn

Chức năng của chốt định vị khuôn

Chức năng chính của chốt định vị khuôn là định vị hai hay nhiều chi tiết trước khi lắp bu lông và đai ốc. Hiện nay, chi tiết này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất khuôn: khuôn nhựa, khuôn ép, khuôn đúc,… Ngoài ra, chốt định vị còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất máy bán dẫn, robot, máy đóng gói,… Việc sử dụng bộ sản phẩm này sẽ góp phần đảm bảo tính ổn định và chắc chắn cho các chi tiết khác. Nhờ đó, hệ thống khuôn và chi tiết máy sẽ hạn chế được tối đa các sự cố gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Vật liệu sử dụng cho chốt định vị khuôn

Hiện nay, vật liệu sử dụng cho chốt định vị khuôn chủ yếu là thép cứng được xử lý nhiệt từ 01 đến 60-63 Rc hoặc từ thép cacbon cứng từ 40-45 Rc. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhà sản xuất có thể sử dụng thép có độ mềm không gỉ  có độ cứng từ 300 đến 400. Tuy nhiên, việc sử dụng thép có độ cứng thấp sẽ khiến chốt định vị khuôn bị ăn mòn nhanh hơn rất nhiều so với chốt cứng. Do đó, doanh nghiệp cần có sự cân nhắc trong việc lựa chọn vật liệu cho chốt định vị khuôn để vừa đảm bảo được hiệu suất, vừa đảm bảo được chất lượng của cả bộ khuôn.

Ngoài ra, việc lựa chọn vật liệu chốt định vị khuôn là chưa đủ. Bởi với tất cả các hợp kim thép cứng hiện nay thì nó đều không có khả năng chống oxy hóa. Do đó, bạn sẽ cần tạo ra một lớp phủ bảo vệ bên ngoài chốt định vị. Trong môi trường ăn mòn thì lớp phủ crom và TiCN sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Ngoài việc chống ăn mòn hiệu quả thì nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho chi tiết.

Vật liệu thép sử dụng cho chốt định vị khuôn đầu ren
Vật liệu thép sử dụng cho chốt định vị khuôn đầu ren

Quy trình sản xuất chốt định vị khuôn

Quy trình sản xuất chốt định vị khuôn sẽ trải qua 9 giai đoạn:

Bước 1: Chuẩn bị và cắt vật liệu

Thông thường, nhà sản xuất sẽ sử dụng thép 20 để chế tạo chốt định vị. Sau quá trình cắt, bạn sẽ cần giữ lại 1 khoảng từ 3 đến 5mm để đối mặt và dung sai từ 3-4mm để tiện trụ.

Bước 2: Căn giữa chốt định vị khuôn

Ở bước này, bạn sẽ cần xoay 1 đầu và giữ lại một phần tiện từ 1.5 đến 2.5mm. Sau đó, bạn sẽ cần khoan lỗ định tâm và xoay đầu kia theo yêu cầu kích thước cụ thể.

Bước 3: Tiện hình trụ

Bạn sẽ cần xoay thô hình trụ và giữ lại 1 khoảng 0.5mm cho mỗi bên để mài. 

Bước 4: Kiểm tra kích thước chốt định vị khuôn

Sau giai đoạn tiện hình trụ, bạn sẽ cần kiểm tra độ chính xác về kích thước của chốt định vị khuôn. Nếu có bất kỳ sai sót nào về độ chính xác thì bạn sẽ cần điều chỉnh lại sao cho chính xác với bản thiết kế nhất.

Kích thước của một bộ chốt định vị khuôn
Kích thước của một bộ chốt định vị

Bước 5: Xử lý nhiệt

Giai đoạn này sẽ quyết định đến độ cứng của vật liệu thép. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo độ dày của lớp cacbon từ 0.8 đến 1.2 mm. Sau đó, hãy cacbon hóa để độ cứng của thép dao động từ 58 đến 62 HRC.

Bước 6: Đòn bẩy

Ở bước này, bạn sẽ cần luồn lỗ ở tâm vào một đầu rồi khoét lỗ ở đầu còn lại

Bước 7: Nghiền

Giai đoạn này sẽ đòi hỏi bạn cần sử dụng máy mài hình trụ và máy mài không tâm để mài hình trụ. Đồng thời, bạn sẽ cần giữ lại một khoảng từ 0.01 đến 0.05mm để mài.

Bước 8: Đòn bẩy

Sau quá trình gia công thì bề mặt của trụ cần được giảm độ nhám bề mặt. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo chất lượng của chốt định vị khuôn. Khi đó, độ hoàn thiện của bề mặt sẽ đạt độ chính xác cao nhất.

Bước 9: Kiểm tra và hoàn thiện

Đây là bước cuối cùng của chốt định vị khuôn. Ở bước này, bạn sẽ cần kiểm tra kích thước hoàn thiện của từng bước.

Yêu cầu kỹ thuật đối với chốt định vị dẫn hướng

  • Tại các mối nối giữa chốt định vị và tấm khuôn cố định thì tỉ lệ dung sai đồng tâm đường kính không được vượt quá ½ dung sai.
  • Dung sai hình trụ của chốt định vị khuôn phải luôn cố định chính xác trong mọi điều kiện hoạt động
  • Cần đảm bảo độ nhám bề mặt của chốt định vị dẫn hướng là thấp nhất
  • Sau quá trình gia công, độ chính xác và xử lý nhiệt của chốt định vị cần đáp ứng được các yêu cầu quy định trong bản vẽ. Thông thường, lớp carbon trên bề mặt sẽ có độ dày từ 0.8 đến 1.2mm.

Có thể nói, chốt định vị khuôn là một bộ phận đóng vai trò vô cùng trong hệ thống khuôn. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất và độ chính xác trong quá trình gia công ép nhựa. Do đó, chốt định vị cần được làm bằng các loại thép có độ cứng cao. Ngoài ra, nhà sản xuất cần tạo thêm lớp phủ lên bề mặt chốt để ngăn chặn quá trình oxy hóa mài mòn có thể xảy ra.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Pavico Việt Nam

Nhà máy: Lô E1, KCN Trung Hà, Phú Thọ

Địa Chỉ văn phòng 02: Số 4 Lô TT03 ngõ 2 Hàm Nghi, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện Thoại: 0862.772.776

Email: marketing@pavicovietnam.vn

Website: www.khuonnhuahanoi.com

Facebook Comments
Với phương châm làm việc "không gì là không làm được". Cho nên mọi yêu cầu về thiết kế, chế tạo và gia công khuôn mẫu của khách hàng từ đơn giản đến phức tạp. Tôi và đội ngũ nhân sự với dày dạn kinh nghiệm đều đáp ứng được hết từ thiết kế đến gia công CNC đều được hoàn thành một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN